Huyện Cần Giờ sẽ không chỉ là “lá phổi xanh” của TP.HCM mà sẽ trở thành Khu đô thị biển gắn với hệ thống dịch vụ, tài chính đẳng cấp, giúp TP.HCM bứt phá về du lịch lẫn kinh tế. Với chiến lược TP.HCM hướng ra biển, có thể nói đất Cần Giờ hiện nay đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và săn lùng.
Củng cố địa thế hải cảng quốc tế
GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường rất ủng hộ chủ trương tiến ra biển để đột phá nền kinh tế TP.HCM. Theo ông, TP.HCM ngày nay đã được thành lập trên cơ sở toàn bộ khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, rộng hơn xưa rất nhiều lần. Đến nay, những lợi thế vẫn còn nguyên và chưa được khai thác hết, Thành phố vẫn đang đứng trước cơ hội cạnh tranh để giành lại vị thế “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa.
Cụ thể, TP.HCM là đầu tàu kinh tế, có mật độ kinh tế cao nhất của cả nước. Từ Biển Đông vào TP.HCM phải đi qua 2 đường sông, một là Lòng Tàu và hai là Soài Rạp. Khi xưa, tàu biển còn nhỏ, TP.HCM là một cảng tiếp nhận được các loại tàu biển. Đến nay, tàu biển vận tải có kích thước lớn hơn nhiều, cần có cảng nước sâu để tiếp nhận tàu lớn. Vì vậy, thành phố cần có những thay đổi nhất định để vẫn giữ vững vai trò là một hải cảng quốc tế.
“Cảng nước sâu quốc tế được lựa chọn là Cái Mép - Thị Vải. Khi nhìn TP.HCM với vai trò là Thành phố biển hiện đại, huyện Cần Giờ sẽ là vùng tiếp giáp duy nhất tới cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, đồng thời cũng là điểm duy nhất tiếp giáp với biển để phát triển các loại hình kinh tế biển. Ngoài chức năng là một khu rừng ngập mặn, Cần Giờ còn là không gian có thể phát triển đô thị biển gắn liền với du lịch biển. Vấn đề chính là tạo được quan hệ cộng sinh giữa đô thị, du lịch và rừng ngập mặn. Cần Giờ cũng là vùng kết nối của rất nhiều cảng cỡ nhỏ phục vụ vận tải đường biển và đường sông”, vị này phân tích.
TP.HCM phát triển dịch vụ, du lịch là chủ đạo
Ông Đặng Hùng Võ phân tích, TP.HCM là địa điểm nằm trên ranh giới giữa vùng nông nghiệp Tây Nam bộ và vùng công nghiệp Đông Nam bộ. Theo vị trí địa kinh tế này, TP.HCM cần cân nhắc việc phát triển nông nghiệp hay công nghiệp để kết nối dịch vụ là chính.
“Dịch vụ tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa công nghiệp phía Đông và hàng hóa nông nghiệp phía Tây có lẽ phù hợp hơn cả với TP.HCM. Từ đây cũng là nơi có thể phát triển hệ thống dịch vụ chất lượng cao về tài chính, công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, du lịch, giải trí cho cả vùng công nghiệp phía Đông và vùng nông nghiệp phía Tây”.
TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch VN, là người tham gia quy hoạch du lịch TP.HCM từ năm 1996, khi Rừng Sác còn chưa được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, cho biết thời điểm đó, các chuyên gia đã xác định huyện Cần Giờ là một kho tài nguyên quý báu của TP.HCM.
TP.HCM là một đô thị lớn, tài nguyên tự nhiên bị hạn chế, sản phẩm du lịch chủ yếu chỉ là các di tích, các công trình gắn với đô thị. Do đó, Rừng Sác ngoài ý nghĩa là “lá phổi xanh” còn là khu khai thác quan trọng có các giá trị về cảnh quan, hệ sinh thái ngập mặn nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Không chỉ là điểm đến tham quan, du lịch sinh thái mà huyện Cần Giờ còn là điểm đến nghỉ dưỡng theo 2 hướng: nghỉ dưỡng biển và nghỉ dưỡng trong rừng.
“Cách đây 20 năm, Cần Giờ đã được quy hoạch xây dựng một đô thị du lịch, chức năng chính là du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách và người hưởng lợi nhiều nhất là ngư dân địa phương. Đây là hướng đi đúng vì ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, đô thị này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn đó là giảm tải hạ tầng, hỗ trợ giãn dân khi quy mô dân số của TP.HCM tăng. Nếu kết hợp mục tiêu cả giảm tải dân số và phát triển du lịch thì Khu đô thị du lịch lấn biển sẽ tác động rất tốt đến sự phát triển cả kinh tế và xã hội của TP.HCM”, ông Phạm Trung Lương nhấn mạnh.
TS Trần Du Lịch cũng cho rằng Dự án lấn biển Cần Giờ với mức độ phù hợp để bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường sinh thái là ý tưởng mà TP.HCM đã đề ra từ lâu. Biển Cần Giờ mang những đặc trưng riêng sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho đô thị biển TP.HCM so với những vùng biển du lịch miền Trung hiện nay. Hệ thống du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dịch vụ đẳng cấp tại Cần Giờ sẽ trở thành điểm nhấn mới để TP.HCM đột phá du lịch, bứt phá kinh tế.
Vì lẽ đó mà đầu tư mua bán đất Cần Giờ là việc làm cần thiết để phát triển lợi nhuận cho tương lại. Để cập nhật thông tin về tình hình nhà đất Cần Giờ, giá đất Cần Giờ trong năm 2021 - 2022, quý khách có thể truy cập bannha24h.vn – trang đưa tin mua bán đất Cần Giờ uy tín, minh bạch, chính xác nhất hiện nay. Chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.