Theo ban lãnh đạo TP.HCM cho biết, Cần Giờ trong tương lai không chỉ lên quận mà còn là một thành phố biển mới của Việt Nam. Chiến lược này phát triển dựa vào không gian đất liền tiến ra không gian biển và sẽ dần được hiện thực hóa trong thời gian tới. Phát biểu này đã góp phần làm tình hình mua bán đất Cần Giờ trở nên sôi nổi hơn vì các lợi ích trong tương lai mà nó đem lại.

Sau thời điểm giải phóng, Cần Giờ là nơi ưu tiên, được hàng ngàn thanh niên xung phong cống hiến xây dựng nên nền móng cho sự phát triển. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt địa hình, hạ tầng và nhân lực mà những năm sau đó Cần Giờ vẫn chưa thể tạo nên cú bứt phá. Một chiến lược phát triển cụ thể và khả thi cũng chưa được vạch ra.

Cần Giờ - Thành phố biển trong tương lai

Phải đến những năm gần đây, khi lãnh đạo TP.HCM ban hành 4 quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết dự án tỷ lệ 1/500 có phân khu A, B, C, D, E có tổng diện tích hơn 2.870 ha với tổng mức đầu tư lên tới 10 tỷ USD. Quy mô dân số dự án là 228.000 người, với 8,887 triệu lượt khách du lịch/năm. Các sản phẩm chủ yếu là các dòng sản phẩm đô thị (căn hộ, shop, biệt thự…) và một số dòng sản phẩm nghỉ dưỡng (condotel), với mục đích biến Cần Giờ trở thành thành phố biển phát triển hài hòa giữa quy hoạch hiện đại, kết hợp với môi trường thiên nhiên thân thiện có sẵn.

Ngay sau khi ý tưởng này được đưa ra, đã có rất nhiều nhà quy hoạch đô thị đề xuất các giải pháp phát triển. Trong đó, có những ý tưởng lớn nổi bật như hình thành "chuỗi đô thị biển Vũng Tàu - Cần Giờ - Gò Công" tại vịnh Cần Giờ, tạo "mặt tiền biển” để đón cơ hội phát triển kinh tế biển giá trị gia tăng cao và giao dịch hàng hải quốc tế, làm bàn đạp thúc đẩy TP.HCM trở thành một thành phố cửa ngõ kết nối mạnh hơn nữa với các khu vực khác và quốc tế.

Hiện tại, đã có nhiều cái nhìn đầy lạc quan về tương lai của Cần Giờ khi so sánh khu vực này với những đô thị biển nổi tiếng thế giới như Thâm Quyến (Trung Quốc), Miami (Mỹ), Rotterdam (Hà Lan), Marseille (Pháp), Dubai (UAE), Yokohama (Nhật Bản) hay Singapore….

Những đề xuất về một dự án lấn biển "khổng lồ" cũng đã được đưa ra, nhằm bảo vệ khu dự trữ sinh quyển lớn của thế giới. Khẳng định Cần Giờ xoay trục ra biển và coi biển là "mặt tiền" của quốc gia là quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, hiện tại Cần Giờ có gần 80% diện tích là rừng nên được coi là "lá phổi xanh" của TP.HCM, có tác dụng điều hòa khí hậu, ngăn gió nóng và làm cho bầu không khí trở nên mát mẻ. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.

Cần Giờ - Thành phố biển trong tương lai

Năm 2000, UNESCO công nhận Cần Giờ là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" và trở thành tài sản không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Do Cần Giờ là vùng đặc biệt quan trọng nên UNESCO và các chuyên gia quốc tế khuyến cáo mức độ thận trọng khi phát triển vùng đất này.

Hơn nữa, huyện Cần Giờ có chừng 70.000 dân, theo tính toán nếu các dự án trên đi vào thực hiện thì vùng đất này sẽ có dân số tĩnh và động gia tăng lên đến gần 10 triệu người (trong đó khoảng 9 triệu khách du lịch). Với chừng ấy và hoạt động của họ trong sản xuất, sinh hoạt, vui chơi giải trí, lễ hội... chắc chắn sẽ gây tác động tới môi trường và làm tổn hại không nhỏ đến rừng ngập mặn cũng như ít nhiều hệ thực vật và động vật bị tác động. Vì vậy, ban lãnh đạo Thành phố cũng như khu vực cần có các giải pháp bảo tồn và giữ gìn hợp lý vùng đất quan trọng này.

Để cập nhật thông tin về tình hình mua bán nhà đất Cần Giờ, giá đất Cần Giờ trong năm 2021 - 2022, quý khách có thể truy cập bannha24h.vn – trang đưa tin mua bán đất Cần Giờ uy tín, minh bạch, chính xác nhất hiện nay. Chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.